BỆNH XƠ GAN Ứ MẬT LÀ GÌ? DẤU HIỆU CỦA BỆNH XƠ GAN Ứ MẬT.

Bệnh xơ gan ứ mật là tình trạng gan bị xơ do viêm, tắc đường mật. Xơ gan ứ mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Do đó, cần nhận biết các dấu hiệu xơ gan ứ mật để điều trị ngay từ giai đoạn sớm.

 

1. Bệnh xơ gan ứ mật là gì ?

Bệnh xơ gan ứ mật là giai đoạn nặng của bệnh gan ứ mật, vàng da ứ mật. Đây là tình trạng mật bị ứ đọng do viêm, tắc đường mật (cả đường mật trong gan và ngoài gan), từ đó dẫn đến tổn thương gan, gây xơ gan.

Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, nghiện thuốc lá và thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Thông thường, bệnh xơ gan ứ mật chia làm 2 loại:

  • Xơ gan ứ mật nguyên phát: Xuất hiện khi ống dẫn mật nằm trong cơ quan gan bị viêm nhiễm, tắc nghẽn và ứ đọng. Khi ống dẫn mật tổn thương nặng không đào thải các chất độc ra ngoài và tích tụ trong gan. Dẫn tới tình trạng gan bị xơ và ngày càng tiến triển nặng hơn.
  • Xơ gan ứ mật thứ phát: do tắc nghẽn đường mật lâu ngày dẫn đến bệnh lý mạn tính. Gan ứ mật mạn tính sẽ gây ra nhiều triệu chứng mệt mỏi cho người bệnh. Lúc này, gan bị xơ rất nặng nên cần phải sử dụng thuốc và có phác đồ điều trị lâu dài.

Bệnh xơ gan ứ mật được chia thành 04 giai đoạn chính dựa trên mức độ thương tổn ở ống dẫn mật cũng như tế bào gan, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Trên thành ống dẫn mật có dấu hiệu viêm
  • Giai đoạn 2: Các ống dẫn mật nhỏ có biểu hiện tắc nghẽn
  • Giai đoạn 3: Sẹo gan bắt đầu hình thành
  • Giai đoạn 4: Xơ gan đã phát triển

Các chuyên gia phân loại bệnh xơ gan ứ mật vào nhóm bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ miễn dịch của người bệnh đã tấn công nhầm vào gan và các ống dẫn mật tại đây.

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn trên của hệ miễn dịch vẫn chưa được xác định rõ. Một số bác sĩ cho rằng tình trạng rối loạn tự miễn này liên quan đến di truyền và các yếu tố môi trường bên ngoài.

2. Bệnh xơ gan ứ mật có nguy hiểm không?

Bệnh xơ gan ứ mật là một bệnh nguy hiểm. Mật tích trữ quá nhiều trong gan không chỉ gây tổn hại đến các tế bào gan dẫn đến sẹo hoặc thậm chí là suy gan mà còn kéo theo nhiều vấn đề khác, ví dụ như:

  • Ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như lá lách (phì đại lá lách) và túi mật (sỏi mật)
  • Kém hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm do thiếu mật
  • Chỉ số cholesterol tăng
  • Loãng xương
  • Thiếu vitamin

3. Các dấu hiệu của bệnh xơ gan ứ mật

Tốc độ phát triển của bệnh xơ gan ứ mật rất chậm nên người bệnh có thể không bắt gặp bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào trong thời gian dài, kể cả khi họ đã được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh xơ gan ứ mật:

  • Mệt mỏi
  • Khô miệng và khô mắt
  • Ngứa da
  • Sạm da
  • Thường xuyên buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng
  • Đau bụng
  • Sụt cân bất thường
  • U vàng ở da hoặc ban vàng quanh mắt
  • Cơ và xương khớp đau nhức khó chịu
  • Vàng da, vàng mắt
  • Cổ trướng, phù nề
  • Tiêu chảy
  • Gãy xương

Khi bệnh xơ gan ứ mật tiến triển nặng, bệnh có các dấu hiệu như: Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, vàng da, da bị ngứa, cơ thể mệt mỏi, không muốn vận động nhiều,… ngứa (do tăng acid mật trong máu kích thích vào đầu tận cùng các dây thần kinh dưới), nước tiểu sẫm màu (do có bilirubin trong nước tiểu), phân bạc màu, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết (chảy máu cam, ho ra máu,…), gan to (thường to quá bờ sườn 4-5m hoặc hơn, bờ tròn, mật độ mềm, ấn hơi tức), túi mật to, nhịp tim chậm (do tăng acid mật trong máu, đôi khi có loạn nhịp tim ngoại tâm thu),…

Bên cạnh đó, người bị bệnh xơ gan ứ mật cũng có thể có các triệu chứng khác không được đề cập như trên. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Chẩn đoán bệnh xơ gan ứ mật

Để chẩn đoán bệnh xơ gan ứ mật, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các cận lâm sàng sau

  • Xét nghiệm chức năng gan (xét nghiệm máu): Các xét nghiệm chức năng gan phản ánh ứ mật với tăng phosphatase kiềm, cholesterol (đặc biệt là lipoprotein tỷ trọng cao), và ở giai đoạn muộn hơn là tăng bilirubin (hội chứng vàng da ứ mật).
  • Sinh thiết gan: Đây là cách tốt nhất để xác minh chẩn đoán của bác sĩ. Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán khác như chụp CT, chụp X-quang đường mật cũng giúp cho việc chuẩn đoán được chính xác hơn.
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm bụng và hệ gan mật
  • Chụp X-ray hệ gan mật

5. Điều trị bệnh gan ứ mật

Hiện nay, y học vẫn chưa có biện pháp cụ thể điều trị xơ gan do ứ mật. Các phương pháp được đưa ra chỉ nhằm giảm triệu chứng bệnh. Những phương pháp này bao gồm: dùng thuốc ursodiol và colchicine để giảm các triệu chứng và hư hại gan, dùng cholestyramine để giảm cảm giác ngứa.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung canxi hoặc vitamin D để ngăn chặn tình trạng loãng xương. Hạn chế dùng muối để giảm các tích tụ trong gan. Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để chẩn đoán tình trạng tiến triển của bệnh và có biện pháp đối phó kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Trong các trường hợp nặng, cấy ghép gan nhân tạo là sự lựa chọn tốt để điều trị xơ gan mật nguyên phát.

6. Lời kết

Hiện nay, y học vẫn chưa có biện pháp cụ thể điều trị xơ gan do ứ mật. Các phương pháp được đưa ra chỉ nhằm giảm triệu chứng bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh xơ gan ứ mật sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn và ít tốn kém hơn./

 

Nguồn: ykhoatamduc.vn

Vui lòng chờ trong giây lát...
Đã thêm vào giỏ hàng