HỞ VAN BA LÁ

Hở van ba lá là tình trạng suy giảm chức năng van ba lá gây ra dòng máu phụt ngược từ thất phải về nhĩ phải trong thời kỳ tâm thu. Nguyên nhân phổ biến nhất là do giãn thất phải. Triệu chứng cơ năng và thực thể thường vắng mặt, nhưng hở ba lá nặng có thể gây cảm giác nhịp đập ở cổ, tiếng thổi tâm thu toàn bộ, suy tim phải do rối loạn chức năng thất phải hoặc rung nhĩ. Chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng và siêu âm tim. Hở van ba lá thường lành tính và không cần điều trị, nhưng một số bện

Căn nguyên của sa van ba lá

Hở van ba lá có thể là

  • Nguyên phát

  • Thứ phát (phổ biến nhất)

Hở van ba lá nguyên phát ít phổ biến hơn. Nó có thể là do

  • Chấn thương ngực do vật tầy

  • Hội chứng carcinoid

  • Dị tật bẩm sinh (ví dụ: van ba lá chẽ đôi, khiếm khuyết gối nội tâm mạc)

  • Thuốc (ví dụ: ergotamine, fenfluramine, phentermine)

  • Dị tật Ebstein (sự dịch chuyển xuống của chóp van ba lá dị dạng bẩm sinh vào tâm thất phải [RV])

  • Thoái hóa u niêm tự phát

  • hội chứng Marfan

  • Thấp tim

  • Các bất thường về van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở những người sử dụng thuốc bất hợp pháp đường tĩnh mạch

    Các nguyên nhân do điều trị bao gồm các điện cực máy tạo nhịp đi qua van ba lá, tổn thương van trong quá trình sinh thiết nội mạch cơ tim thất phải.

Hở van ba lá là do dính chặt của lá van, đó là kết quả của việc giảm sự gắn kết của lá van gây ra bởi sự giãn nở vòng tròn (điển hình là sự giãn nở nhĩ phải do rung nhĩ mạn tính) và/hoặc di lệch cơ nhú (thường là do bệnh tim trái gây ra tăng áp động mạch phổi và dẫn đến giãn thất phải hoặc biến dạng hình học).

Hở van ba lá nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy tim do rối loạn chức năng thất phải và rung nhĩ (AF).

Các triệu chứng và dấu hiệu của hở van ba lá

Hở van ba lá thường không có triệu chứng, nhưng một số bệnh nhân có dấu hiệu tĩnh mạch cố nổi do tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. Triệu chứng của hở van ba lá nặng bao gồm phù ngoại biên, mệt mỏi, chướng bụng, cổ chướng và chán ăn. Bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng của rung nhĩ hoặc cuồng nhi.

Các dấu hiệu của hở van bá lá từ vừa đến nặng bao gồm tĩnh mạch cổ nổi với sóng c-v nổi rõ, sóng y dốc, đôi khi có biểu hiện gan to và phù ngoại biên. Trong hở van ba lá nặng, có thể sờ thấy xung động tĩnh mạch cảnh, xung động của gan thì tâp thu và thất phải đập ở phía dưới bờ trái xương ức.

Nghe

  • Tiếng thổi tâm thu nghe rõ nhất ở bờ giữa hoặc dưới xương ức (thường không nghe thấy)

Tiếng S1 có thể bình thường hoặc gần như không thể nghe thấy nếu có tiếng thổi do hở van ba lá; có thể có tiếng S2 tách đôi (nghe rõ thành phần hô hấp P2 trong trường hợp tăng áp động mạch phổi) hoặc không tách đôi do có sự đóng van nhanh và có sự hợp nhất hai thành P2 và thành phần động mạch chủ (A2). Tiếng S3 có thể nghe thấy gần xương ức khi có suy tim phải do rối loạn chức năng thất phải.

Tiếng thổi do hở van ba lá thường không nghe thấy. Nếu nghe được, nó là tiếng thổi tâm thu nghe rõ nhất với phần màng của ống nghe, ở bờ trái hoặc dưới xương ức hoặc ở thượng vị, khi bệnh nhân ở tư thế ngồi thẳng hoặc đứng. Tiếng thổi có thể có âm sắc cao nếu hở van ba lá nặng và do tăng áp lực động mạch phổi, hoặc có thể có âm sắc vừa nếu hở van ba lá nặng và do các nguyên nhân khác. Nếu tiếng thổi hoàn toàn không hiện diện, chẩn đoán tốt nhất dựa vào sóng tĩnh mạch cổ và biểu hiện gan đập theo nhịp đập của tim trong thì tâm thu. Tiếng thổi có thể biến đổi theo chu kỳ hô hấp và nghe rõ hơn khi hít vào (ký hiệu Carvallo).

Chẩn đoán hở van ba lá

  • Siêu âm tim

Hở van ba lá nhẹ thường được phát hiện trên siêu âm tim tiến hành vì những lý do khác.

Hở van ba lá mức độ nặng hơn có thể phát hiện thông qua tiền sử hoặc khám lâm sàng. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm tim.

Hở van ba lá nặng đặc trưng bởi siêu âm tim với ≥ 1 các đặc điểm sau:

  • Siêu âm 2 chiều không đồng bộ

  • Doppler sóng liên tục của dòng hở ba lá dày đặc, hình tam giác, đỉnh điểm sớm,

  • Vùng hở hội tụ gần van

  • Tia trào ngược lớn trên Doppler màu (≥ 50% diện tích tâm nhĩ phải)

  • Sự đảo ngược dòng máu thì tâm thu trong tĩnh mạch gan(cụ thể cho TR nghiêm trọng)

  • Chiều rộng đường kính gốc dòng hở van hai lá > 7 mm

Khi hở ba lá vừa hoặc nặng, vận tốc dòng hở đỉnh sẽ đánh giá thấp áp suất phổi. Siêu âm tim 2D giúp phát hiện các dị tật cấu trúc có trong hở ba lá nguyên phát. Đánh giá rối loạn chức năng tâm thu RV là một thách thức và được đề xuất trên siêu âm tim theo mức độ di động của mặt phẳng vòng van ba lá (TAPSE) < 16 mm hoặc vận tốc tâm thu hình vòng van ba lá < 10 cm/giây.

MRI tim hiện là phương pháp ưu tiên để đánh giá kích thước và chức năng RV.

Xét nghiệm điện tim và chụp X-quang ngực thường được thực hiện.

Điện tâm đồ thường là bình thường, nhưng trong trường hợp điển hình, có thể cho thấy những con sóng cao P được tạo ra bởi sự phì đại nhĩ P, sóng R cao hoặc QR cao V1 đặc trưng của phì đại thất phải, hoặc AF.

X-quang ngực thường bình thường, nhưng ở những trường hợp suy tim tiến triển có phì đại thất phải hoặc rối loạn chức năng thất phải do suy tim, có thể cho thấy tĩnh mạch chủ trên rộng, hình ảnh nhĩ phải lớn hoặc hình ảnh bóng thất phải (phía sau xương ức phía trên tư thế chụp nghiêng), hoặc tràn dịch màng phổi.

Xét nghiệm máu thường không cần thiết, nhưng nếu có, có thể thấy tình trạng suy gan ở những bệnh nhân hở ba lá nặng.

Thông tim được chỉ định để đo chính xác áp lực động mạch phổi khi hở van ba lá nặng và đánh giá giải phẫu mạch vành khi có kế hoạch phẫu thuật Thông tim có thể thấy sóng áp lực nhĩ phải ưu thếc-v trong thời kỳ tâm thu.

Tiên lượng về hở van ba lá

Hở van ba lá nặng có tiên lượng xấu, ngay cả khi các triệu chứng được dung nạp tốt trong nhiều năm. Giống như hở van bên trái, tình trạng quá tải thất cuối cùng cũng sẽ dẫn đến suy tim không đảo ngược. Tuy nhiên, trái ngược với hở van bên trái, không có cách nào mạnh mẽ để nhận biết khi bắt đầu mất bù. Vì điều này, bệnh nhân thường được gửi đến muộn khi phẫu thuật. Trong bối cảnh của những rủi ro đáng kể của phẫu thuật, kết quả chung là rất kém.

Điều trị hở van ba lá

  • Điều trị nguyên nhân

  • Phẫu thuật tạo hình van, sửa van hoặc thay van

Hở van ba lá rất nhẹ là tình trạng bình thường và không cần can thiệp. Điều trị nguyên nhân (như suy tim, viêm nội tâm mạc).

Liệu pháp thuốc bằng thuốc lợi tiểu quai có thể làm giảm sung huyết. Các thuốc đối kháng aldosterone có thể có lợi ích bổ sung, vì các thuốc này chống lại chứng cường aldosteron thứ phát do xung huyết gan. Điều trị căn nguyên có vai trò quan trọng trong TR thứ cấp. Bệnh nhân hở van ba lá nặng nên tiến hành phẫu thuật sớm ngay khi các triệu chứng xuất hiện, dù đã điều trị nội khoa tối ưu, hoặc khi có sự gia tăng hoặc rối loạn về kích thước hoặc chức năng thất phải tiến triển. Trong quá trình phẫu thuật các tổn thương tim bên trái, nên tiến hành phục hồi van ba lá nếu kích thước vòng van giãn > 40mm (1).

Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm

  • Phẫu thuật tạo hình van

  • Sửa van

  • Thay van

Phẫu thuật tạo hình vòng van được chỉ định khi có giãn vòng van, trong đó van ba lá được khâu vào một vòng giả, hoặc tiến hành thu hẹp kích thước chu vi vòng van.

Phẫu thuật sửa hoặc thay van được chỉ định khi hở van ba lá do bất thường nguyên phát tại van, hoặc khi phẫu thuật tạo hình vòng van không khả thi. Sửa van ba lá thường được ưa chuộng hơn là thay van. Thay van ba lá được chỉ định trong trường hợp hở ba lá do hội chứng carcinoid hoặc bất thường Ebstein. Van sinh học được sử dụng để giảm nguy cơ thuyên tắc huyết khối có liên quan tới áp lực thấp của tim phải. Ở tim phải, không như tim trái, van sinh học có tuổi thọ > 10 năm. Van sinh học đòi hỏi phải có thuốc chống đông tạm thời (xem thêm Thuốc chống đông cho bệnh nhân có van tim nhân tạo).

Tiến triển sửa chữa van qua da. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng và cho phép sửa chữa nguy cơ qua da sớm hơn trong diễn biến tự nhiên của TR nặng.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  • 1. Otto CM, Nishimura RA, Bonow RO, et al: 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation 143(5):e35–e71, 2021. doi: 10.1161/CIR.0000000000000932

Những điểm chính

  • Hở van ba lá thường xuất hiện thứ phát sau giãn thất phải; ít gặp các bệnh lý tại van (viêm nội tâm mạc, hội chứng carcinoid, một số loại thuốc nhất định).

  • Các triệu chứng có thể bao gồm giãn tĩnh mạch cổ; hở van ba lá nặng có thể gây đau bụng, gan to và phù ngoại biên.

  • Nghe tim thấy tiếng thổi tâm thu rõ nhất ở bờ trái hoặc dưới xương ức, hoặc ở thượng vị khi bệnh nhân ngồi thẳng hoặc đứng; tiếng thổi nghe rõ hơn khi hít vào.

  • Các triệu chứng hở ba lá thường dung nạp tốt, nhưng các trường hợp hở nặng có thể cần phẫu thuật sửa hoặc thay van.

Nguồn: MDS

Vui lòng chờ trong giây lát...
Đã thêm vào giỏ hàng