Chế độ ăn mặn làm tích tụ muối và giữ nước trong lòng mạch, dẫn đến tăng huyết áp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh tim mạch.
Tăng huyết áp có thể gây biến chứng là bệnh tim. Vậy mắc bệnh tăng huyết áp ăn gì để điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh gây ra.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp, trong đó chế độ ăn nhiều muối, ăn quá mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh tăng huyết áp do ăn mặn tiến triển từ từ trong nhiều năm. Khi cơ thể bị thừa muối, các mạch máu sẽ tích trữ nước ở trong lòng mạch, thể tích dòng máu tăng lên, tạo áp lực đối với thành mạch và làm dày thành mạch, trong thời gian dài sẽ gây hẹp lòng mạch và dẫn đến tăng huyết áp.
Những bệnh nhân hoặc người có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp được khuyến cáo cần ăn nhạt để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối cần cho cơ thể là dưới 5g/ngày, tương đương 1 thìa cà phê. Ở những bệnh nhân tăng huyết áp do ăn thừa muối, nếu duy trì chế độ ăn nhạt với lượng muối trong khẩu phần dưới 5g/ngày thì có thể làm giảm huyết áp trong khoảng từ 2 - 8 mmHg, thậm chí có thể giảm được 10mmHg nếu duy trì chế độ ăn nhạt trong 1 năm, từ đó hạn chế nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho tim mạch.
Bệnh nhân tăng huyết áp có thể hạn chế ăn mặn bằng những cách sau:
Ăn nhạt là một phần của quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, ăn nhạt với lượng muối không vượt quá 5g/ngày còn giúp duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể và đảm bảo sức khỏe tim mạch.
Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng. Vì thế việc điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm huyết áp rất quan trọng, trong đó có chế độ ăn nhạt./.
Nguồn: Vinmec