XƠ GAN CỔ TRƯƠNG GIAI ĐOẠN CUỐI SÔNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối sống được bao lâu là mối quan tâm lớn của người bệnh xơ gan cũng như gia đình người bệnh.

 

 

1. Sơ lược về bệnh xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, khi mà các tế bào mô gan khỏe mạnh bị thay thế gần như là hoàn toàn bởi những mô xơ, sẹo (khoảng 80 – 90% các mô gan đã bị xơ hóa và không còn khả năng phục hồi lại). Các tế bào gan dù chưa bị xơ hóa nhưng cũng không thể hoạt động bù cho phần tế bào đã xơ hóa nên được gọi là xơ gan mất bù. Ở giai đoạn này, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng khiến gan không thể thực hiện được chức năng giải độc và không thể phục hồi.

Xơ gan cổ trướng có biểu hiện đặc trưng là bụng của người bệnh phình to (do quá trình tích lũy tụ dịch ở ổ bụng), đại tiện phân đen, da đổi màu vàng, đau dữ dội ở vùng gan. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt sẽ có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê do gan không lọc được amoniac khiến não bị nhiễm độc và có thể dẫn đến tử vong.

2. Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối sống được bao lâu ?

Thông thường, người bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối chỉ có thể kéo dài thời gian sống trong khoảng từ 1 đến 3 năm nếu được điều trị tốt. Trong đó hơn 50% số bệnh nhân phát hiện chỉ sống được từ 4 đến 7 tháng tiếp theo đó. Trong đó hơn 50% số bệnh nhân phát hiện chỉ sống được từ 4 đến 7 tháng tiếp theo đó.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân không điều trị đúng cách và kịp thời, để tình trạng xơ gan cổ trướng tiến triển thành ung thư gan rồi di căn thì thời gian sống không quá 12 tháng tính từ thời điểm được chẩn đoán xơ gan. Thực tế cho thấy có không ít trường hợp những bệnh nhân bị ung thư gan đã qua đời trong vòng không quá 6 tháng từ thời điểm phát hiện ung thư.

Ngoài ra, nếu không kiểm soát bệnh tốt, người bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối có thể bị tử vong ở bất kỳ thời điểm nào do các biến chứng như:

– Các vấn đề vùng bụng

  • Sự tích tụ chất lỏng quá mức có thể gây cho chúng ta tình trạng khó thở do chèn ép cơ hoành hoặc hình thành tràn dịch màng phổi.
  • Dịch ổ bụng quá nhiều cũng có thể gây tràn dịch màng phổi, gây nên tình trạng khó thở, ho, tức ngực và giảm oxy trong máu.

– Nhiễm trùng

  • Ở những bệnh nhân bị cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, vi khuẩn từ ruột có thể xâm nhập vào dịch màng bụng (cổ trướng) và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là viêm phúc mạc do vi khuẩn hay SBP.

– Hội chứng gan thận

  • Xơ gan cổ trướng làm thay đổi hoạt động của thận dẫn đến suy thận tiến triển. Cơ chế chính xác của hội chứng này vẫn chưa được biết rõ, nhưng nó có thể là do thay đổi lượng chất lỏng, làm giảm lưu lượng máu đến thận. Hoặc có thể do sự lạm dụng thuốc lợi tiểu, sử dụng thuốc cản quang đều có thể gây tác động xấu đến thận.
  • Hội chứng gan thận là một biến chứng tuy hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong với tỷ lệ sống trung bình chỉ từ 2 tuần đến khoảng 3 tháng.

Việc mắc bệnh xơ gan cổ trướng sống được bao lâu trên thực tế còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh, khả năng đáp ứng của điều trị, khả năng miễn dịch cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hơn thế nữa, tâm lý của người bệnh cũng nên được thoải mái, tránh sợ hãi, lo lắng cũng có thể là một tác nhân giúp kéo dài thời gian sống.

3. Phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối

Ngay khi các biểu hiện xơ gan cổ trướng xuất hiện, bệnh nhân không còn khả năng chữa khỏi hoàn toàn do gan đã bị xơ hóa và không còn chức năng giải độc gan. Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng chủ yếu nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và ngăn chặn bệnh tiến triển thành ung thư gan.

Một số các phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối như dùng thuốc lợi tiểu, ghép gan hay chọc dịch cổ trướng. Tùy theo sức khỏe và tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Ghép gan là phương pháp cuối cùng nhưng bị hạn chế do chi phí cao và không khả thi.

4. Lời kết

Bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng ở giai đoạn cuối cũng không nên bi quan mà cần lạc quan, kiên trì để điều trị bệnh. Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,… Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liệu pháp điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc đông tây y bừa bãi vì có thể gây hại cho gan và làm bệnh tình nặng hơn./.

 

Nguồn: ykhoatamduc.vn

Vui lòng chờ trong giây lát...
Đã thêm vào giỏ hàng